BÌNH DƯƠNG DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC TA VỀ YẾU TỐ HẠ TẦNG. ĐIỂM MẠNH CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Yếu tố hạ tầng của tỉnh Bình Dương đang phát triển mạnh, thu hút nhiều nhà đầu tư. Năm 2020, nhà phố diện tích 100m2 có giá khoảng 5,5 tỷ đồng thì hiện nay tăng đến 77 tỷ đồng, dự kiến đến cuối năm 2022, dự án nhà phố, biệt thự đưa ra thị trường giá còn tăng cao, nguyên nhân giá đất tăng do Quốc lộ 13 sắp trở thành đại lộ, hạ tầng giao thông được mở rộng, thuận tiện cho việc đi lại giao thương.

binh duong

Đáng chú ý, giá căn hộ tại đây cũng đã bị đẩy lên nhanh chóng, bất chấp thời kỳ Covid 19. So với năm 2019, giá căn hộ bình quân từ 25-30 triệu đồng/m² đã bị đẩy lên mức từ 30-35 triệu đồng/m², thậm chí 37-38 triệu đồng/m² (tăng khoảng 15%)”, Báo cáo hội môi giới BĐS Việt Nam khẳng định. Tại một hội thảo mới đây, đại diện CBRE đưa ra thông tin cho biết, so với cùng kỳ 2021, nếu TP.HCM chỉ có khoảng 20 dự án nhà ở chào bán với nguồn cung căn hộ chưa đến 6.800 căn, giảm 60% thì thị trường Bình Dương liên tục triển khai các dự án mới với quy mô 8.300 căn, tăng 144%. Đáng chú ý, không chỉ nguồn cung tăng mà tỷ lệ tiêu thụ căn hộ tại Bình Dương hiện cũng tốt hơn so với TP.HCM. Theo số liệu của Sở Xây dựng Bình Dương, riêng trong 44 tháng đầu năm 2022, tổng số căn bán thành công tại đây tăng gấp 2,5 lần. Giá căn hộ tại Bình Dương nhiều thời điểm vọt lên 40-45 triệu đồng/m2.

Số liệu từ CBRE cho thấy, trong khi giá căn hộ tại TP.HCM tiếp tục đà tăng khoảng 6% thì giá căn hộ tại Bình Dương trong 9 tháng đầu năm 2020 vọt tăng đến 21%, trung bình 32-35 triệu/m2. Đặc biệt, có thời điểm giá bán trung bình còn bị đẩy lên đến 40 triệu/m2.

Việc thị trường bất động sản tại Bình Dương tăng giá, Các chuyên gia Kinh tế cho rằng, trong những năm qua, quỹ đất TP.HCM khan hiếm, dự án bất động sản vướng pháp lý nhiều đã đẩy giá bán nhà ở, căn hộ lên cao. Do đó, các nhà đầu tư và giới đầu cơ dần rời bỏ thị trường nơi đây để tìm đến các thị trường mới. Bình Dương có lợi thế được xem là đô thị vệ tinh của TP.HCM, vừa có hạ tầng phát triển đồng bộ nên thị trường bất động sản ở TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, Dĩ An tăng giá thì không có gì lạ. Theo DKRA Việt Nam, Bình Dương có nhiều lợi thế như có tầm nhìn quy hoạch tốt, trong đó phát triển nhà ở gắn liền với phát triển nhà ở xã hội. Khi quỹ đất sạch tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, thị trường bất động sản vùng ven như Bình Dương vẫn giữ vị thế chủ lực, là kênh đầu tư được nhà đầu tư chọn lựa hàng đầu. Thời gian tới, nguồn cung ra thị trường về nhà phố, căn hộ và đất nền dự báo sẽ tăng, có nhiều biến động bao gồm cả về mặt bằng giá.

Tin tuc binh duong Hạ tầng giao thông trong tương lai

Những hạ tầng giao thông trong tương lai

Bình Dương nhiều năm liên tiếp nằm trong top các tỉnh, thành thu hút FDI nhiều nhất cả nước, các chuyên gia đến từ nước ngoài sinh sống và làm việc ở đây cũng rất nhiều. Do đó, tiềm năng phát triển các dự án nhà ở tại Bình Dương là cực kỳ lớn. Ngoài thu hút đầu tư nhiều dự án bất động sản, Bình Dương cũng rất quan tâm đầu tư các dự án nhà ở xã hội, do có tốc độ phát triển công nghiệp cao, nguồn lực lao động đến đây sinh sống và làm việc cũng nhiều. Xã hội hóa đầu tư hạ tầng giao thông được Bình Dương thực hiện từ năm 1997, qua việc đầu tư mở rộng nâng cấp quốc lộ 13 theo hình thức BOT. Công trình có chiều dài 62 km, sáu làn xe, nối TP Hồ Chí Minh đến Bình Phước, kết nối quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên hiện nay), đã tạo động lực cho Bình Dương cùng các tỉnh miền Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên phát triển. Từ quốc lộ 13, các tuyến đường khác tiếp tục hình thành, góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương đưa công nghiệp về phía bắc của tỉnh, đánh thức các vùng đất thuần nông như Bến Cát, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Tân Uyên có điều kiện phát triển mạnh các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương Bùi Minh Trí cho biết: Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương có 31 khu công nghiệp, tổng diện tích 12.721 ha, trong đó có 29 khu công nghiệp với diện tích hơn 11 nghìn ha đã đi vào hoạt động hiệu quả, thu hút hơn 2.900 dự án, bao gồm 648 dự án đầu tư trong nước (tổng vốn đầu tư 71.280 tỷ đồng) và 2.256 dự án FDI (24,3 tỷ USD). Các doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp đã tạo việc làm cho gần 472.500 lao động; hằng năm đạt doanh thu khoảng 32,4 tỷ USD và đóng góp ngân sách Nhà nước khoảng 719 triệu USD,…Quốc lộ 13 đã góp phần giúp Bàu Bàng thu hút 1.000 dự án; trong đó hơn 800 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký 29.736 tỷ đồng và 184 dự án FDI với tổng vốn đầu tư lên đến 3,6 tỷ USD, đã đưa Bàu Bàng trở thành địa phương có ngành công nghiệp phát triển. Hiện nay, đường Mỹ Phước – Bàu Bàng kết nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn, sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm áp lực lưu lượng giao thông trên tuyến quốc lộ 13 hiện tại và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đến các sân bay, cảng biển. Trong thời gian gần, nhiều tuyến đường nữa ở tỉnh Bình Dương đang và sẽ được nâng cấp, như: Đường 7A (từ cầu Đò đến ngã ba Rạch Bắp), ĐT 741, ĐT 742, ĐT 743, ĐT 744, ĐT 746, cầu Ông Cộ, đường Phạm Ngọc Thạch…

Hiện, tỉnh tiếp tục triển khai nâng cấp, mở rộng QL13 để giải quyết tình trạng ùn tắc và kết nối giao thông vùng. Bên cạnh các tuyến đường trên, tỉnh Bình Dương đang triển khai đầu tư xây dựng từng đoạn tuyến của đường Vành đai 4 nhằm kết nối với TP Hồ Chí Minh và Đồng Nai; đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Bạch Đằng 2 qua sông Đồng Nai. Các dự án này hoàn thành góp phần liên kết giao thông vùng miền và tạo thuận lợi cho người dân đi lại.

Việc nâng cấp, mở rộng và làm mới đường huyết mạch ở tỉnh Bình Dương, như: QL13, đường Mỹ Phước-Tân Vạn là đòi hỏi khách quan, đáp ứng với nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Phát triển giao thông một cách đồng bộ, bảo đảm sự kết nối tốt thì mới đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của Bình Dương cũng như cả vùng trong giai đoạn mới. Theo Sở GTVT tỉnh Bình Dương, nhằm tăng cường kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, Bình Dương đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường. Cụ thể: Tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành – Đức Hòa), tỉnh đã đề nghị Bộ GTVT sớm triển khai xây dựng để tăng cường kết nối giữa Bình Dương với Bình Phước, Tây Ninh. Hay như tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM (tuyến đi trùng với đường Mỹ Phước – Tân Vạn đến Bình Chuẩn rẽ trái giao với quốc lộ 13 và vượt sông Sài Gòn), hiện tỉnh đã đầu tư xây dựng đoạn từ ngã ba Tân Vạn đến Bình Chuẩn quy mô 6 làn xe. Bên cạnh đó, Bình Dương đang triển khai đầu tư xây dựng từng đoạn tuyến của đường Vành đai 4 để kết nối Bình Dương với TP.HCM và Đồng Nai. Bình Dương đã kiến nghị Bộ GTVT sớm đẩy nhanh tiến độ cắm mốc giải phóng mặt bằng tuyến đường và tiến hành đầu tư xây dựng theo quy mô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở để địa phương quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định, tỉnh Bình Dương đã phát huy tính chủ động trong đầu tư giao thông kết nối với các địa phương lân cận, làm cầu từ Bình Dương qua Tây Ninh, đang chuẩn bị xây dựng cầu nối với Ðồng Nai. Song song với việc chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ, Bình Dương cũng hết sức quan tâm đến phát triển hệ thống giao thông đường sắt. Đối với tuyến Dĩ An – Lộc Ninh và tuyến TP.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ – Cà Mau, tỉnh đã kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai cắm mốc tim tuyến và ranh giải phóng mặt bằng để tỉnh công bố quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng theo quy định.

10 01 1606479590052

Hiện nay, tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang triển khai thi công và sẽ được nối dài đến Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các đô thị giữa TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Dự án sẽ giải quyết được nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng giữa 3 địa phương về lâu dài. Bên cạnh đó, dự án còn tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược xây dựng và phát triển đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần giảm áp lực dân cư và ùn tắc giao thông cho TP.HCM.

Nhờ sức hút từ hạ tầng giao thông, ngành công nghiệp tỉnh Bình Dương đã phát triển với tốc độ cao, ổn định. Bên cạnh đó, Bình Dương còn được giới chuyên gia đánh giá là khu vực nổi bật nhất trên thị trường bất động sản vùng ven. Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, hạ tầng vẫn là yếu tố được Bình Dương coi trọng hàng đầu để duy trì và khai thác tốt nội lực, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.

Tạm kết:

Qua những thông tin tổng hợp trên ta có thể thấy được Bình Dương đang phát triển lên từng ngày. Đang dần khẳng định được vị thế đô thị vệ tinh của mình. Một trong những lợi thế góp phần tạo nên sự thay đổi tích cực này, đó chính là hạ tầng giao thông đường bộ. Bình Dương hiện đang dẫn đầu cả nước ta về yếu tộ hạ tầng. Đây là điểm mạnh cho thị trường bất động sản của tỉnh này.

Thông tin về các dự án đang Hot tại Bình Dương: https://kimoanhgroups.vn/du-an/

Chat Facebook
Gọi điện ngay